Thờ phụng Chùa_Ông_(Cần_Thơ)

Trong chính điện Chùa Ông

Tiền điện: thờ Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố (bên trái) và Phúc Đức Chính Thần (còn gọi là Ông Bổn, thờ bên phải).

Sân thiên tỉnh: trong sân đặt hai bộ binh khí (bát bửu), chậu kiểng và bàn hương án. Ngoài ra, ở đây còn treo một số đèn lồng, và rất nhiều hương vòng do người dân đem đến dâng cúng.

Chính điện: Ở giữa thờ Quan Thánh Đế quân, bên trái thờ Đỗng Vĩnh trạng nguyên và Tài Bạch tinh quân (còn gọi là Thần Tài), bên phải thờ Thiên Hậu Thánh mẫu. Ngoài ra, trong chùa ông còn có gian thờ Bồ Tát Quan Âm.

Các tượng thờ trong chùa được làm bằng những chất liệu khác nhau: gỗ, thạch cao,...

Chùa Ông có nhiều lễ hội trong năm, nhưng tiêu biểu nhất là ngày vía (ngày sinh) Quan Thánh Đế Quân được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 (âm lịch) và ngày vía Thiên Hậu Thánh mẫu được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 (âm lịch)…[7]

Một trong số phù điêu gỗ trong chính điện

Bên cạnh các giá trị về mỹ thuật, Chùa Ông còn có ý nghĩa về mặt lịch sử. Trong cuộc chiến tranh trước năm 1975, đây là nơi đùm bọc và chở che cho những cán bộ cách mạng hoạt động trong nội thành[8].

Với những giá trị về lịch sử và nghệ thuật như thế, ngày 21 tháng 6 năm 1993, Chùa Ông đã được công nhận là "Di tích quốc gia".